Công Dụng Cây Khổ Qua Đất – Những Tác Dụng Của Khổ Qua Mà

Công Dụng Cây Khổ Qua Đất – Những Tác Dụng Của Khổ Qua Mà

Tin Tức

Khổ qua đất Vietduccomplex

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là một loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm món ăn ngon, bạn có biết khổ qua có tác dụng gì nữa không? Vậy cùng VinId tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Công dụng cây khổ qua đất

1. Giải đáp: Khổ qua có tác dụng gì?

1.1. Tác dụng của khổ qua đối với sức khỏe

Thanh lọc, giải nhiệt cơ thể

Trong khổ qua có rất nhiều chất chống oxy hóa, được chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh suy gan, thúc đẩy hoạt động của các enzym có trong gan. Đây cũng là công dụng được nhiều người biết đến nhất khi hỏi về tác dụng của khổ qua.

Khổ qua trong Đông Y được xếp vào thực phẩm tính hàn, nước ép hay các món ăn được chế biến từ loại quả này sẽ giúp giải nhiệt cho cơ thể hiệu quả.

Nước ép khổ qua giúp giải nhiệt cơ thể

Tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch

Bên cạnh chất chống oxy hóa, trong khổ qua còn có dồi dào Vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Uống nước luộc khổ qua mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế được các bệnh vặt do tác động của môi trường.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cũng như các loại thực vật khác, khổ qua có tác dụng gì? thì cũng không thể bỏ qua công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mướp đắng còn chứa rất nhiều chất xơ giúp cho đường ruột hoạt động trơn tru, phòng chống các bệnh như táo bón, đau đại tràng, dạ dày.

Cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường được bác sĩ khuyên nên uống nước ép khổ qua thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu vì trong loại quả này thành phần phytonutrient và polypeptide – P, một dạng insulin thực vật có khả năng kiểm soát, làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra chúng có thể tạo ra chất Charantin giúp cải thiện quá trình tổng hợp glycogen trong cơ thể.

Cải thiện thị lực, sáng mắt

Bên cạnh Vitamin C, thịt khổ qua còn chứa rất nhiều Vitamin A tốt cho thị lực, giúp giảm chứng mờ mắt, mỏi mắt. Trong loại rau củ này còn có hợp chất beta-carotene có tác dụng làm giảm các bệnh nhiễm trùng mắt, giúp cải thiện thị lực.

Hạn chế mắc bệnh về tim mạch

Theo một nghiên cứu, những người ăn khổ qua thường xuyên sẽ ít có khả năng mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao hơn những người không ăn loại quả này. Vì khổ qua có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa bệnh về tim mạch.

Đọc thêm  Căn hộ Vinhomes Smart City - Giá bán & Ưu đãi mới nhất

Khổ qua được xem là “thuốc đắng giã tật” với những người huyết áp cao

Phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư

Trong khổ qua có hoạt chất chống bệnh ung thư bạch cầu, ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Không những vậy, protein và vitamin C dồi dào trong khổ qua còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, các tế bào miễn dịch sẽ có tác dụng tiêu diệt tế bào gây hại mạnh mẽ hơn.

1.2. Tác dụng của khổ qua trong làm đẹp

Khổ qua còn là người bạn làm đẹp thân thiết của chị em phụ nữ

Nước ép khổ qua giúp giảm cân, giữ dáng

Trong 100gr khổ qua chỉ có 34,4 kcal và nhiều chất xơ, nên đây là thực phẩm giúp bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể rất hiệu quả. Đồng thời, enzyme có trong loại rau củ này còn có khả năng phân hủy chất béo thành axit béo, giúp giảm mỡ toàn thân.

Mặt nạ khổ qua giúp ngừa mụn, trắng sáng da

Với hàm lượng Vitamin C và protein cao, khổ qua là loại rau củ tự nhiên có khả năng tăng cường sức khỏe cho làn da, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nên mụn. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng làm sáng, mờ thâm nên đắp mặt nạ khổ qua sẽ giúp giải quyết các nốt mụn và vết thâm một cách triệt để.

Chống lão hóa da

Giàu chất xơ tự nhiên, chất chống oxy hóa nên đắp mặt nạ khổ qua sẽ giúp kích thích quá trình sản sinh collagen ở da, giúp da căng bóng, khỏe mạnh và có độ đàn hồi trở lại. Để đẩy mạnh thêm công dụng này thì bạn cần phải kết khổ qua với một số thành phần khác như: mật ong, nghệ, sữa chua,…

2. Những đối tượng không nên ăn khổ qua

Đối tượng không nên ăn nhiều khổ qua

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Mướp đắng có khả năng kiểm soát và giảm đường huyết vì vậy rất nguy hiểm với sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu nếu dùng nhiều. Đặc biệt, mướp đắng còn có khả năng kích thích co bóp tử cung, có thể dẫn đến sinh non.

Những người bệnh tiểu đường

Khổ qua có khả năng giảm lượng đường trong máu, vì thế những người mắc bệnh tiểu đường có sử dụng thuốc hỗ trợ nếu ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ bị hạ đường huyết quá mức.

Người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp

Vì khổ qua có khả năng hạ huyết áp nên những người có tiền sử huyết áp thấp ăn nhiều loại quả này sẽ khiến cơ thể tụt đường huyết, dẫn đến say sẩm, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa

Khổ qua giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế tình trạng táo bón,… chỉ đối với những người cơ thể bình thường. Với những người có đường ruột yếu, nếu ăn món này quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc một số bệnh dạ dày.

Người thiếu canxi, loãng xương

Đọc thêm  Tân Hoàng Minh Nguyễn Văn Huyên D'.Palais de Louis SIÊU KIỆT

Trong khổ qua có rất nhiều axit oxalic, ngăn cơ thể nạp và hấp thụ canxi, vì vậy những trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và những người lớn tuổi bị loãng xương không nên ăn thường xuyên mướp đắng.

Qua những chia sẻ của VinID về ‘’khổ qua có tác dụng gì?” cùng như những ai không nên ăn khổ qua, hy vọng bạn sẽ có sự điều chỉnh lượng rau củ này thích hợp cho gia đình mình. Đừng quên hãy đến mua khổ qua tươi ngon, đạt chuẩn tại Vinmart hoặc mua online qua app VinID nhé.

Nhiều người không thích ăn khổ qua vì sợ vị đắng của nó. Tuy nhiên, nếu biết được tác dụng của trái khổ qua thì chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với loại quả quen thuộc này.

Cùng tìm hiểu về công dụng của khổ qua cũng như các lưu ý khi sử dụng và chế biến loại thực phẩm này trong bài viết sau.

Khổ qua là trái gì?

Khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng, là loài cây leo được trồng ở các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ. Cây khổ qua có lá xoăn, hoa màu vàng, trái chín có màu cam vàng, vị đắng. Trái chưa chín có màu xanh lá cây, hình dáng như quả dưa leo và bề mặt sần sùi. Thịt quả, lá, hạt, dầu hạt và rễ đều sử dụng được.

Tác dụng của trái khổ qua

Khổ qua được xem là thảo dược quý hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm:

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của trái khổ qua

Tiểu đường là bệnh lý làm tăng lượng đường trong máu do cơ thể không thể sản sinh ra đủ lượng insulin hoặc không có khả năng sử dụng insulin hiệu quả. Trong khi đó, khổ qua lại chứa một số hợp chất có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng glucose gồm polypeptide-p, vicine, momant và charantin (tất cả đều thuộc nhóm phân tử glycoside)

Mặc dù vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của khổ qua, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trái khổ qua có thể điều hòa mức đường huyết của cơ thể luôn ổn định.

Để thêm trái khổ qua vào chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo các cách sau:

Cách 1: Cách dễ nhất là bạn dùng khổ qua để nấu các món chiên xào. Bạn thêm vài lát khổ qua vào các món rau ưa thích và nấu sơ ở nhiệt độ cao. Trái khổ qua có vị rất đắng và khá khó ăn. Do đó, bạn có thể cân nhắc việc cho thêm các loại rau củ có vị ngọt như hành, bắp non hoặc ớt chuông xanh kết hợp cùng khổ qua để giảm vị đắng. Cách 2: Bạn mua viên bổ sung tinh chất khổ qua tại các nhà thuốc hoặc cửa hàng thực phẩm sức khỏe. Bạn tìm loại viên nang 500mg và dùng 2 lần mỗi ngày cùng với bữa ăn hoặc dùng theo chỉ dẫn in trên bao bì.

Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Vì vậy bạn cần đo lường và theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết của mình mỗi ngày. Nếu bạn áp dụng đồng thời cả thuốc trị tiểu đường và ăn khổ qua, lượng đường huyết có thể giảm đến mức quá thấp. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương thuốc tự nhiên nào để hỗ trợ điều trị bệnh.

Đọc thêm  Diamond Riverside - City Gate 2 | Giá Bán Tháng 06/2023

Tác dụng của khổ qua trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác

Trái khổ qua được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày, ruột bao gồm rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón và giun đường ruột. Bên cạnh đó, loại quả này cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp, hen suyễn, sỏi thận, sốt, bệnh vẩy nến và bệnh gan. Nó cũng được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng da nặng (như áp xe) và vết thương lâu ngày.

Xem thêm: Đang Chích Ngừa Viêm Gan B Có Thai Được Không ? Có Thai Sau Khi Tiêm Ngừa Viêm Gan B Có Sao Không

Mặc dù khổ qua mang đến lợi ích sức khỏe nhưng tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh.

Tác dụng của khổ qua đối với phái đẹp

Trái khổ qua là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân. Loại thực phẩm này có hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể.

Ngoài ra, tác dụng của trái khổ qua với phụ nữ còn thể hiện trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt và tránh thai. Vào những năm 1980, hạt giống của cây này đã được nghiên cứu ở Trung Quốc để chứng minh nó có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên.

Đối tượng nên thận trọng khi ăn khổ qua

Nếu bạn đang nghĩ đến việc bổ sung khổ qua vào chế độ ăn uống, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ ăn ở lượng vừa phải, khoảng 62,2g (hơn hai trái khổ qua) mỗi ngày. Ăn khổ qua quá nhiều gây ra cơn đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây nên cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm này:

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn khổ qua. Một số hóa chất chứa trong quả, nước ép và hạt giống khổ qua có thể kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, dẫn đến tình trạng chảy máu và gây ra sẩy thai.

Người thiếu hụt men G6PD

Những người bị thiếu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase) có thể mắc chứng dị ứng đậu fava (đậu tằm) sau khi ăn hạt khổ qua. Một thành phần chứa trong hạt khổ qua có liên quan đến các hóa chất trong đậu fava (gây ra chứng thiếu máu, nhức đầu, sốt, đau dạ dày và hôn mê ở một số người). Nếu bạn bị thiếu hụt men G6PD, hãy tránh ăn khổ qua nhé.

Trẻ nhỏ

Lớp thịt đỏ xung quanh hạt trái khổ qua mang độc tính gây hại đối với trẻ em. Do đó, bạn không nên cho bé ăn những trái khổ qua thịt đã ngả đỏ.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của trái khổ qua. Bạn có thể thử tập ăn khổ qua với liều lượng vừa phải và nấu nhiều món đa dạng như khổ qua xào trứng, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua kho nấm… Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng nếu thuộc nhóm đối tượng trẻ em, người bệnh, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

6 Benefits of Bitter Melon (Bitter Gourd) and Its Extracthttps://www.healthline.com/nutrition/bitter-melonNgày truy cập 13.06.2017

Bitter Melon and Diabeteshttps://www.healthline.com/health/diabetes/bitter-melon-and-diabetesNgày truy cập 13.06.2017

Bitter Melon https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-795/bitter-melonNgày truy cập 13.06.2017

Bitter Melon https://www.drugs.com/npc/bitter-melon.htmlNgày truy cập 13.06.2017

Bitter Melon and Diabetes http://www.diabetes.co.uk/natural-therapies/bitter-melon.htmlNgày truy cập 13.06.2017

7 cách trị mụn và 3 cách trị gàu bằng mặt nạ mướp đắng

Uống nước khổ qua có giảm cân không?