Đất đồi là gì? Kinh nghiệm mua bán đất đồi không thể bỏ qua

Tin Tức

Mua đất trên núi Vietduccomplex

Những năm trở lại đây, khu vực đất đồi thông thoáng với tầm view rộng đẹp, khí hậu trong lành đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư bất động sản. Vậy đất đồi là gì? Những quy định gì liên quan tới đất đồi? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Đất đồi là đất gì?

Đất đồi là đất nông nghiệp hoặc đất chưa được đưa vào sử dụng. Khái niệm đất đồi là gì đã được quy định rõ tại Điều 10, Luật đất đai 2013. Theo đó, đất đồi gồm: đất sườn đồi, sườn núi thuộc nhóm đất rừng hoặc đất làm nương rẫy. Đây là tư liệu sản xuất chủ yếu được nhà nước giao cho dân để phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi,… ).

Đất đồi nên trồng cây gì?

Đất đồi thích hợp nhất là trồng cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như: cây keo, xoan, cà phê, tai chua, quế,… Khi trồng những loại cây này, bạn có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như xả, gừng, đậu, vừng, lạc vừa hạn chế cỏ dại, mang thêm độ dinh dưỡng cho đất vừa gia tăng thu nhập cho gia đình.

Ngoài ra, cây ăn quả cũng rất phù hợp với đất đồi. Các loại cây ăn quả thường trồng chủ yếu là các cây họ có múi như cam, chanh, quýt hoặc các cây chịu hạn tốt như xoài, mía, nhãn, vải…

Lưu ý, cần thường xuyên cải tạo đất, giảm độ chua, rửa trôi đất.

Đất đồi có sổ đỏ không?

Theo khái niệm đất đồi là gì đã giải thích ở trên, có thể khẳng định, đất đồi chính là đất nông nghiệp. Chính vì vậy, đất đồi hoàn toàn được phép cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật. Cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồi đã được nhà nước quy định như sau:

Đọc thêm  Bán nhà đất thổ cư Quận Long Biên Hà Nội - T7/2023 - Nhadat24h.net

Trường hợp 1: Đất đồi thuộc nhóm đất rừng

Nếu đất đồi thuộc vào nhóm đất rừng, thì việc cấp sổ đỏ cho đất đồi sẽ được thực hiện theo đúng Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

“Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ sau đây thì được phép cấp sổ đỏ”.

Cụ thể các loại giấy tờ gồm có:

  • Giấy chứng nhận hoặc một trong những giấy tờ đã quy định trong Điều 100 của luật đất đai là điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong giấy tờ có xác định Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất rừng để sản xuất.

  • Giấy tờ chứng nhận giao rừng SX là rừng trồng.

  • Hợp đồng mua bán, cho, tặng, thừa kế với đất đồi thuộc nhóm đất rừng đã được chứng thực từ trước đó.

  • Quyết định của tòa án sau khi đã giải quyết quyền sở hữu rừng SX là rừng trồng đã có hiệu lực pháp lý.

  • Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng không có các giấy tờ tại Khoản 1, 2, 3, 4 nhưng tự trồng rừng sản xuất bằng vốn của chính mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện.

Trường hợp 2: Đất đồi là đất khai hoang, phục hóa

Đối với trường hợp đất đồi là đất khai hoang và canh tác, sử dụng ổn định, lâu dài sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo Điều 101 Luật đất đai năm 2013.

Theo đó, các đối tượng trong diện này bao gồm:

1. Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất đồi trước ngày Luật đất đai có hiệu lực; có hộ khẩu thường trú, trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp trên đất có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì sẽ được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Đọc thêm  Top 7 đồ chơi đất nặn an toàn, nên mua cho bé và tiêu chí khi chọn

2. Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất đồi không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 nhưng đất đồi đó vẫn sử dụng ổn định từ ngày 01/07/2004; không vi phạm quy định về luật đất đai; được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp; đất đồi phù hợp với việc quy hoạch sử dụng của địa phương thì sẽ được cấp sổ đỏ.

Với trường hợp đất đồi có sổ đỏ nhưng nội dung không đúng với thẩm quyền, không đúng diện tích, đối tượng; mục đích sử dụng hoặc không đủ điều kiện thì sổ đỏ đất đồi sẽ bị nhà nước thu hồi theo quy định tại Khoản 2 thuộc Điều 106 Luật đất đai 2013.

Trường hợp mảnh đất đó đã được chuyển đổi mục đích sử dụng là đất thổ cư thì chắc chắn có sổ đỏ. Người mua đất có thể yên tâm đầu tư, xây dựng nhà kiên cố.

Giá đất đồi hiện nay

  • Giá bán đất đồi tại Bảo Lộc, Lâm Đồng: Từ 66 nghìn – 4,5 triệu/m2

  • Giá bán đất đồi tại Buôn Hồ, Đắk Lắk: Từ 111 nghìn – 1,86 triệu/m2

  • Giá bán đất đồi tại Lục Ngạn, Bắc Giang: Từ 141 nghìn – 1 triệu/m2

  • Giá bán đất đồi tại Bát Xát, Lào Cai: Từ 181 nghìn – 1,26 triệu/m2

** Mức giá trên chỉ mang tính tham khảo, được tổng hợp từ các tin đăng trên website Homedy.com.

Có nên mua đất đồi không?

Hiện tại, đất đồi vẫn đang được giao dịch với mức khá phải chăng. Mặt khác, lượng bất động sản đồi núi cũng rất dồi dào, nguồn cung phong phú. Vì vậy nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Đặc biệt, khu vực đất đồi có khí hậu ôn hòa, tầm view bao quát, thoáng mát, có khoảng cách khá gần với trung tâm thành phố. Vì vậy, nhu cầu về bất động sản ở đây tăng liên tục, nhiều nhà đầu tư xây biệt thự đồi nghỉ dưỡng, phục vụ gia đình hoặc kinh doanh du lịch.

Đọc thêm  CĂN HỘ PHÚ THỌ DMC QUẬN 10 - Hồng Phúc Land

Bên cạnh đó, đất đồi còn tồn tại một vài rủi ro. Trước tiên là tính pháp lý của đất đồi chưa thực sự rõ ràng. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mua.

Ngoài ra, địa hình đất đồi không vững chắc như đồng bằng, dễ xảy ra xói mòn, lở đất. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thực hiện thăm dò địa chất cẩn thận.

>>> Xem thêm:

  • Giá 1 ha đất rừng hiện nay bao nhiêu?
  • [Mới nhất] Giá đền bù đất rừng sản xuất khi bị thu hồi

Lưu ý khi mua đất đồi

Đương nhiên việc mua bán những miếng đất đồi, đất rừng có sổ đỏ sẽ được hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do sản phẩm bất động sản này vô cùng tiềm năng, giá cao nên không ít trường hợp cố tình làm giả sổ đỏ. Chính vì vậy, trước khi mua đất đồi, đất nương, đất rẫy, hay đất rừng,… người mua nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Kiểm tra sổ đỏ kỹ các thông tin: diện tích, khu vực…. Nên nhờ xác minh nếu chưa thực sự chắc chắn.

  • Tìm hiểu kỹ về miếng đất định mua, không nên mua nhanh chóng qua cò mồi, trung gian. Cần đảm bảo đất đồi không có tranh chấp, không bị cầm cố hay thế chấp.

  • Đảm bảo mảnh đất đồi đó không nằm trong diện đã quy hoạch.

  • Nên tham khảo giá cả ở các khu vực xung quanh để tránh mua phải giá quá cao so với giá trị thực.

Tóm lại, bản thân đất đồi là đất nông nghiệp, nên các cá nhân và hộ gia đình sẽ không được phép xây nhà ở kiên cố trên đất đó. Nếu muốn mua đất đồi để xây biệt thự nghỉ dưỡng, villa, chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng. Chắc chắn rằng khu vực đó nằm trong diện được phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Trên đây là những tổng hợp những kiến thức giải thích đất đồi là gì? Đất đồi giá bao nhiêu? Hy vọng bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm nhiều tin tức hay về bất động sản, hãy truy cập Homedy.com ngay hôm nay nhé!

Trần Dung