Đất sử dụng vào mục đích công cộng theo Luật đất đai

Kiến Thức

Đất công cộng Vietduccomplex

Đất đai là nguồn tài nguyên có những ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người. Con người không thể tồn tại và phát triển nếu không có đất đai. Hiện nay, để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng quản lý và người khai thác được những giá trị của đất, Luật đất đai năm 2013 ra đời đã tiến hành phân loại đất theo mục đích sử dụng. Cũng thông qua đó mà việc phân loại đất đã xây dựng chế độ pháp lý cho từng loại đất trên địa bàn cả nước ta. Các quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật đất đai năm 1993 đã đóng góp những vai trò và ý nghĩa quan trọng cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Khái niệm đất sử dụng vào mục đích công cộng:

Mỗi chúng ta đều biết rằng, đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của con người, đất đai quyết định cho sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Đất đai tham gia vào mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Và để quản lý đất đai một cách hiệu quả, hạn chế thất thoát thì khi sử dụng đất sử dụng vào mục đích công cộng cần phải tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm các loại đất sau đây:

– Thứ nhất Đất để xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng là đất sử dụng vào mục đích công cộng.

Đọc thêm  Rau sạch là gì? Thực hư rau sạch “nhà trồng”? - Organica

– Thứ hai: Đất xây dựng nhà máy điện, trạm biến thế điện, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, đài khí tượng thủy văn, các trạm quan trắc phục vụ nghiên cứu và dịch vụ công cộng, công trình thủy lợi, bến tàu, bến xe, bến phà, sân ga, vườn quốc gia, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở huấn luyện, tập luyện thể dục, thể thao, cơ sở phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, trung tâm dạy nghề, công trình văn hóa, tượng đài, bia tưởng niệm, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, trung tâm cai nghiện ma túy, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm, nghĩa trang, nghĩa địa, khu xử lý chất thải, bãi rác là đất sử dụng vào mục đích công cộng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ta nhận thấy, đất sử dụng vào mục đích công cộng là một trong số những loại đất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng đường giao thông, cầu, cống vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng…Hiểu một cách đơn giản, đất sử dụng vào mục đích công cộng sẽ được dùng để xây dựng các công trình này phục vụ cho nhu cầu chung của tất cả mọi người dân và của toàn xã hội.

Cần lưu ý rằng, ngày nay, nhằm mục đích để xác định một diện tích đất là đất khai hoang hay đất công thì còn tùy thuộc vào các tài liệu có liên quan cụ thể như là bản đồ địa chính qua các thời kỳ cũng như xác nhận của đại diện chính quyền qua các thời kỳ và các tài liệu liên quan khác đảm bảo các quy định của pháp luật.

2. Quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng:

2.1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng:

Theo quy định cụ thể tại Khoản 1 và 2 Điều 155 Luật Đất đai 2013 thì việc sử dụng đất vào mục đích công cộng cần phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nguyên tắc sử dụng đất:

Đọc thêm  Văn phòng cho thuê hạng A B C là gì & 20 tiêu chí ... - Maison Office

Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó cần thực hiện việc phân định rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.

Hình thức sử dụng đất:

Còn đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai 2013.

Đối với đất thuộc khu chức năng có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 56 của Luật Đất đai 2013.

2.2. Đất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao và dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao:

Theo quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 155 Luật Đất đai năm 2013 có nội dung như sau:

– Nhà nước thực hiện giao cho nhà đầu tư quản lý diện tích đất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao (BT).

– Nhà nước thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, tại Điều 54 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ đất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao (BT) và dự án xây dựng – kinh doanh chuyển giao (BOT) được quy định như sau:

– Chế độ sử dụng đất đối với loại đất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao và dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao:

Đối với dự án xây dựng – chuyển giao (BT), cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho nhà đầu tư quản lý diện tích đất để thực hiện dự án. Trong trường hợp này, nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng công trình theo dự án được phê duyệt và có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao quản lý, sử dụng theo đúng mục đích đã ghi trong dự án.

Đọc thêm  Phân công công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND TP và các Ủy viên

Đối với dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện. Trong trường hợp này, nhà đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Người nhận chuyển giao công trình để sử dụng và khai thác thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc giao để quản lý diện tích đất có công trình đó theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan.

– Về thời hạn đối với dự án xây dựng – chuyển giao (BT):

Việc chuyển giao công trình và quỹ đất của dự án cần phải được thực hiện đúng theo thời hạn ghi trong dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thời hạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép kéo dài thời hạn chuyển giao.

Cần lưu ý đối với trường hợp quá thời hạn phải chuyển giao mà nhà đầu tư chưa chuyển giao thì phải thuê đất của cơ quan Nhà nước, thời điểm thuê đất sẽ được tính từ thời điểm kết thúc thời gian xây dựng công trình theo dự án đã được phê duyệt.

2.3. Đối với đất thực hiện dự án BOT:

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT); nhà đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.

Cần lưu ý rằng các chủ thể là người nhận chuyển giao công trình để sử dụng và khai thác thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc giao để quản lý diện tích đất có công trình đó theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

3. Đất sử dụng vào mục đích công cộng có phải chịu thuế hay không?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 quy định về đối tượng không chịu thuế có nội dung sau đây:

Như vậy theo quy định được nêu cụ thể bên trên và tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì những loại đất sau nếu sử dụng vào mục đích công cộng sẽ không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu người sử dụng những loại đất được nêu cụ thể bên trên vào mục đích kinh doanh thì các chủ thể đó vẫn sẽ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.