GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG – timhieuvietnam.vn

Kiến Thức

Diện tích tỉnh Hải Dương Vietduccomplex

I. Điều kiện địa lý tự nhiên

1.Vị trí địa lý

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 45 km về phía Đông, phía Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng.

2. Đặc điểm địa hìnhĐịa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây xuống Đông Nam, phần đất núi đồi chiếm gần 11% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đồng bằng chiếm 89%.

3. Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 – 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,3°C, số giờ nắng trong năm 1.524 giờ, độ ẩm tương đối trung bình 85 – 87%. Khí hậu và thời tiết của tỉnh thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây vụ đông.

4. Hành chính sự nghiệpHải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.Trung tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của cả tỉnh.

II. Tài nguyên thiên nhiên

1.Tài nguyên đất

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km² , được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Đọc thêm  Cách tạo phòng thiết kế bản đồ trong free fire dễ dàng

Trên diện tích hành chính 166.222 ha, Hải Dương bố trí sử dụng 63,1% vào sản xuất. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ PH từ 5 – 6,5; chủ động tưới tiêu bằng động lực, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập nước, thích hợp với cây lạc, đậu tương…

2.Tài nguyên rừng

Diện tích rừng tỉnh Hải Dương có 9.140 ha, trong đó rừng tự nhiên có 2.384 ha, rừng trồng có 6.756 ha.

3.Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loại nhưng một số có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho trung ương và một số tỉnh khác. Đá vôi ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 – 97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 – 5 triệu tấn. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 – 1,7 %, Al2O3 17 – 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh và một số tỉnh khác. Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt, tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 – 28%, Fe2O3 từ 1,2 – 1,9 % cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác. Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn, hàm lượng Al2O3 từ 46,9 – 52,4%, Fe2O3 từ 21 – 26,6%, SiO2 từ 6,4 – 8,9%.

Đọc thêm  Nhà Phố Là Gì ? Phân Loại Các Loại Hình Nhà Phố

III. Tiềm năng kinh tế

1. Tiềm năng du lịch

Hải Dương có tiềm năng lớn về du lịch, nhất là du lịch văn hoá lịch sử và lễ hội, với 1.907 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 97 di tích được xếp hạng và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền thờ Trần Liễu, tượng đài Trần Hưng Đạo, chùa An Phụ, động Kính Chủ, di chỉ Văn Miếu…Các di tích và danh thắng của tỉnh tập trung vào 2 cụm du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc và cụm An Phụng – Kính Chủ.

2. Những lợi thế so sánh

Hải dương là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách Hà Nội 60 km, các Hải Phòng 45 km và cách vịnh Hạ Long 80 km. Tỉnh có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ rất thuận lợi, có quốc lộ 5 chạy qua tỉnh, phần qua tỉnh dài 44 km, quốc lộ 18 chạy qua phía Bắc tỉnh, phần qua tỉnh dài 20 km, quốc lộ 183 chạy dọc tỉnh nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18 dài 22 km, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy song song với đường quốc lộ 5 có 7 ga đỗ đón trả khách nằm trên địa bàn tỉnh. Tuyến đường sắt Kép – Phả Lại cung cấp than cho nhà máy điện Phả Lại. Hệ thống giao thông thuỷ có 16 tuyến dài 400 km do trung ương và tỉnh quản lý cho tàu thuyền trọng tải 400 – 500 tấn qua lại dễ dàng. Vị trí địa lý và hệ thống giao thông trên đã tạo điều kiện cho Hải Dương giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế rất thuận lợi, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng hoá với các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu.

Đọc thêm  Bản đồ công viên đầm sen - LetsPro

Hải Dương có một số khoáng sản trữ lượng lớn làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ (đá vôi xi măng, cao lanh, sét chịu lửa…). Do đó, giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu, tạo điều kiện hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh so với các địa phương khác. Với trữ lượng đá vôi, xi măng, Hải Dương có thể sản xuất 4 – 5 triệu tấn xi măng mỗi năm.

Hải Dương có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh, lao động trong độ tuổi từ 18 – 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 – 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá trung học phổ thông chiếm 60 – 65%. Người lao động Hải Dương cần cù, năng động, tiếp thu, nắm bắt kỹ thuật nhanh. Với lực lượng lao động đông đảo, có trình độ văn hoá lại gần các thành phố nên việc cung ứng lao động làm lâu dài cũng như thời vụ cho nhu cầu tại các khu này rất thuận lợi.

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)