Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – LawKey

Tin Tức

Thủ tục công chứng cho tặng nhà đất Vietduccomplex

Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất? Hợp đồng được công chứng ở đâu? Thời gian thực hiện? Phí công chứng được xác định như thế nào? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau.

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hình thức hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013, Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Như vậy có nghĩa, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản được công chứng hoặc chứng thực.

Nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Luật Đất đai 2013 không quy định về nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, về nội dung cũng như các quy định chung về hợp đồng này lại được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015.

Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đọc thêm  7 công dụng của sài đất đối với sức khỏe bạn nên biết

Để đảm bảo tính hợp pháp, người yêu cầu công chứng nên thực hiện việc soạn thảo tại Tổ chức hành nghề công chứng – hợp đồng được soạn thảo bởi những công chứng viên có kinh nghiệm cũng như hiểu biết pháp luật. Nếu không, người yêu cầu công chứng hoàn toàn có thể tự mình soạn thảo hợp đồng với nội dung hợp đồng đã được luật quy định.

>>Xem thêm: Hợp đồng kinh doanh bất động sản có phải lập thành văn bản?

Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Thủ tục thực hiện công chứng tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2014.

Thời hạn công chứng

– Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng.

– Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có các thông tin sau:

+ Họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng,.

+ Nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo;

+ Tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Lưu ý: Bản sao quy định nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Bước 2. Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng

Hồ sơ yêu cầu công chứng được nộp tại tổ chức hành nghề công chứng;

Đọc thêm  Cách đọc bản đồ quy hoạch sử dụng đất dựa trên ký hiệu, màu sắc

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ

Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

Lưu ý: Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.

Bước 4. Công chứng viên phổ biến quy định pháp luật về công chứng cho người yêu cầu công chứng

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch

– Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;

Lưu ý:

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định

Trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 5. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng

Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng

– Nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.

Đọc thêm  Top 10 các trang mua bán nhà đất uy tín [update 2022] - Sapo

– Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

Bước 6. Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

– Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

– Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng nêu trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

>>Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

Mức thu Phí công chứng khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC phí Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

50 nghìn

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

100 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Trên đây là tư vấn của LawKey về Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.

>>Xem thêm: Trách nhiệm thuộc về ai khi giấy tờ giả mạo được công chứng?

Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch